-6-

"Hồn Nhỏ"

TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU:

Nhà Truyền Giáo và Tiến Sỹ

Lm. Chu Quang Minh, SJ

Phó Tổng Linh Hướng Đạo Binh Hồn Nhỏ Việt Nam Hải Ngoại

 

C

ó nhiều trùng hợp giữa tâm t́nh của bà Margarita và tâm t́nh của "Hồn Nhỏ Tiên Phong" Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Nếu Têrêsa luôn nói rằng ḿnh bé nhỏ th́ trong Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu Gửi Các Hồn Nhỏ, Margarita cũng thường xuyên cảm nghiệm thấy sự bé nhỏ yếu đuối nơi ḿnh. Cuộc đối thoại giữa Chúa và Margarita ngày 17.6.1973 diễn tiến như sau:

            - Tâm hồn con nặng nề, rất nặng nề. Lạy Chúa, con yêu mến Chúa. Con yêu mến Chúa trong sự tối tăm nhất đang bao phủ hồn con; con yêu Chúa trong đức tin, đức cậy, và đức mến. Lạy Chúa, Chúa ở đâu?

 

            - Cha ở trong sự b́nh an của con, cũng là của Cha.

 

            - Trong lúc này con có nhiều điều để dâng lên Chúa và con quá mệt mỏi.

 

            - Đó là sự khiêm hạ trong con làm Cha yêu thích. Vừa đây, con đă thấy sự nhă nhặn của Giêsu con, Ngài đă muốn liên kết hoa nhỏ được giấu kín vào với vinh quang của "hoàng hậu" bé nhỏ của Ngài. Con như một đứa nhỏ thấy cái ǵ cũng đơn giản và sự đơn hèn của con không hiểu được vinh dự Cha đă làm cho con.

 

Một linh mục vô t́nh gài một hoa cúc nhỏ vào lỗ thủng ở chiếc màn trắng v́ ngài không t́m ra vật khác để che lỗ thủng đó, đây là màn treo trên bàn thờ chị thánh Têrêsa, nơi đặt Thánh Thể.

 

            - Lạy Chúa, con quá tầm thường bé nhỏ, c̣n Chúa quá ư tốt lành. Dầu thế con cảm thấy buồn sầu, bạc nhược, hoàn toàn đuối kiệt. một sức nặng lớn lao đang đè trên ḷng con.

 

            - Con hăy nh́n Cha và nghĩ tưởng về Cha, hăy chia sẻ cùng Cha. Cha đang nghỉ trong ḷng con. Chỗ trống trong con, Cha lấp đầy bằng t́nh yêu của Cha. Sáng nay Cha đă nói qua tôi tớ của Cha, và tâm hồn con là bạn của Cha đă nhảy mừng với niềm vui trong sạch. Nhưng con biết hoa hồng nào cũng có gai. Bên cạnh ủi an mà hôm nay các con nhỏ đă dâng cho Cha với ḷng sốt sáng, th́ Cha đă chịu biết bao xúc phạm do các linh hồn khác đă xa Cha v́ tội lỗi. Nỗi đau khổ này từ trái tim Cha chuyển qua trái tim con. Con hăy đến cùng kẻ sợ sệt và nói với họ là Cha của họ đang chờ đợi họ.

 

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Đạo Binh Hồn Nhỏ Hải Ngoại, bài này t́m hiểu về hai tước hiệu của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, đó là: Bổn mạng các xứ Truyền giáo, và Tiến Sỹ Hội Thánh. Từ đó t́m hiểu tại sao Thánh nữ lại là "Hồn nhỏ tiên phong?".

 

 

I.       BỔN MẠNG CÁC XỨ TRUYỀN GIÁO

 

 

T

hánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu là Bổn Mạng Các Xứ Truyền Giáo v́ hai điểm, đó là ư hướng truyền giáo bao trùm cả nhân loại, và can đảm làm nhiều việc anh hùng, không phải v́ việc đ̣i hỏi nhiều sức lực mà đ̣i hỏi nhiều ư chí, lại kéo dài suốt tháng này qua năm nọ.

 

1. Ước vọng truyền giáo nơi Têrêsa.

 

Tuy cần phải làm, nhưng không thể làm mà không có ư nghĩ về việc muốn làm trước, như không thể làm cái bánh hay mảnh vườn trồng rau, nếu không nghĩ trước tới bột, dầu, hay cuốc, xẻng, v.v. Vậy trước khi Têrêsa làm việc truyền giáo th́ Chị đă có những tâm t́nh và ước vọng về truyền giáo. Nếu tâm t́nh và ước vọng nhỏ bé th́ việc truyền giáo thành nhỏ bé, ích lợi cho ít linh hồn, trái lại nếu tâm t́nh và ước vọng mênh mông th́ việc truyền giáo có kết quả mênh mông, ích lợi cho nhiều linh hồn. Thật ra chỉ duy một ḿnh Chúa cứu các linh hồn, nhưng khi một người "cứu các linh hồn" tức là người này có t́nh thương theo gương Chúa, tan ḥa t́nh thương nhỏ bé của ḿnh vào T́nh Thương mênh mông của Chúa, nên Chúa cứu nhiều linh hồn do sự kết hợp thương yêu này.

 

Têrêsa là bổn mạng các xứ truyền giáo v́ tâm t́nh và ước vọng truyền giáo của Chị thật mênh mông như chính Chị viết lại:

 

"Lạy Chúa Giêsu, được hân hạnh là bạn trăm năm của Chúa, hân hạnh là chị Ḍng Kín, hân hạnh "phối hiệp cùng Chúa để sinh sản nhiều linh hồn", chính ra con phải lấy bấy nhiêu hân hạnh làm quá đủ. Nhưng con cảm thấy ḷng c̣n ước ao nhiều điều khác nữa, như ước ao làm lính cảm tử để bênh đỡ Giáo Hội; ước ao làm Linh mục, ước ao làm Tông đồ, ước ao làm Tiến sỹ, và sau hết ước ao làm thánh Tử đạo.

 

Con ước ao làm nổi những việc rất anh hùng.

 

Con cảm thấy ḿnh có can trường như một tinh binh Thánh giá thuở xưa, và để bênh đỡ Giáo Hội, con ước ao cái chết vinh dự ở chốn sa trường, một hồng phúc cao thượng trọng vọng lắm!

 

Con ước ao biết dẫn đàng chỉ lối cho các linh hồn như các Tiên tri, như các Tiến sỹ.

 

Con ước ao chạy rảo khắp năm châu bốn bể để rao giảng Danh Chúa, để dựng cao ngọn cờ Thánh Giá khải hoàn trên các miền dân ngoại. Nhưng lạy Chúa Giêsu, con chưa lấy làm đủ khi chỉ giảng đạo cho một dân, hay truyền giáo cho một nước thôi. Con ước ao "ĐỒNG THỜI giảng đạo cho khắp thế giới, cả những đảo hưu quạnh chơ vơ giữa trùng dương muôn dặm bát ngát".

 

Con ước ao cuộc đời Tông đồ chẳng phải là ít năm thôi, mà là đi mở Nước Chúa từ thuở khai thiên lập địa cho đến ngày nay và từ nay cho đến tận thế!... Ngày nay Chúa lại gợi lên trong ḷng con những nguyện vọng khác to tát hơn cả vũ trụ hoàn cầu to tát!"

 

(Một Tâm Hồn, quyển I, theo Kim Thiếu dịch, trang 271-272).

 

Từ ước vọng truyền giáo mênh mông, Chị Thánh đi tới việc ước ao sống giữa địa điểm truyền giáo, và khi thân xác bị giới hạn vào một nơi th́ tâm t́nh của Chị trải rộng tới muôn nơi. Chị ước ao tới để làm việc truyền giáo bằng đời sống cầu nguyện, đó là Nhà Kín Sàig̣n, từ đó đi tới ước ao ở tại Nhà Kín Hànội.

 

Trong tác phẩm "Chị Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu", Lm. Hồng Phúc, CSsR, ghi lại rằng ngày 25.6.1862, Mẹ Philomène, chị Saint-Xavier và năm thỉnh sinh Việt Nam dọn về Nhà Kín ở số 33 đường Cường Để. (Như vậy, Nhà Kín Sàig̣n được lập sau Nhà Kín Lisieux 8 tháng, v́ Nhà Lisieux được lập ngày 15.10.1861). Từ đây, Đan Viện mới dưới sự bảo trợ của Thánh Cả Giuse...đă trở nên một tổ ấm, ngày đêm vang dội tiếng cầu kinh. Nhà ḍng thu hút rất nhiều thiếu nữ, kể cả ngoại quốc, như chị Anne du Sacré-Coeur, gốc Bồ Đào Nha, vào Nhà Kín Sàig̣n năm 1874, sau đó được sang Nhà Kín Lisieux 12 năm, mà 7 năm chung sống với Chị Têrêsa.  Chị Anne trở lại Sàig̣n năm 1895, hai năm trước khi Têrêsa qua đời. Mặc dầu ngàn dặm xa cách, các Nữ tu Ḍng kín Sàig̣n và Lisieux vẫn giữ liên lạc mật thiết. Chị Anne du Sacré Coeur là gạch nối để tạo nên sự thông cảm giữa hai Nhà.

 

Têrêsa có ḷng sốt sáng tông đồ v́ từ nhỏ Chị đă được đọc tạp chí Truyền Giáo. Céline cho biết lúc lên 14 tuổi, Têrêsa đă có lần nghĩ đến việc làm nữ tu Hội Truyền Giáo Paris. Một hôm đọc báo Truyền Bá Đức Tin, Chị kêu lên:

 

"Tôi cảm thấy có một mối ước vọng mănh liệt đi làm Thừa sai... Nhưng thôi, tôi sẽ vào Ḍng Kín", và Chị đă vào Ḍng Kín lúc 15 tuổi để chịu đau khổ và cứu nhiều linh hồn hơn".

 

Trong tinh thần đường thơ ấu với ḷng ước vọng sống mất tăm trong sa mạc t́nh yêu, Têrêsa rất mong muốn được qua Việt Nam sống trong Đan Viện Sàig̣n. Chị viết trong Truyện Một Linh Hồn:

 

"Từ ngày bước chân vào Ḍng Camêlô, tôi hằng tưởng rằng nếu Chúa Giêsu không đem tôi về Trời sớm th́ số phận tôi sẽ giống như chim bồ câu của ông Noe... một ngày kia Chúa sẽ mở cửa sổ tàu và bảo tôi bay đi một chỗ thật xa...".

 

Chị đă cầu nguyện và liên lạc với Mẹ Philomène là Bề Trên Đan Viện Sàig̣n. Có một lúc các bề trên có dự tính cho hai chị Pauline và Céline đi truyền giáo, nhưng công việc bất thành, chỉ c̣n Têrêsa là ứng viên. Mẹ Marie Gonzague cho Chị biết Chị có ơn gọi đi truyền giáo, chỉ tại sức khoẻ nên chưa thực hiện được. Nhà Kín Sàig̣n c̣n lưu giữ một bức thư Chị Têrêsa viết cho chị Anne du Sacré-Coeur và một chiếc "Stola" do chính tay Chị vẽ để tặng Mẹ Philomène. Chị Têrêsa chắc cũng đă t́m hiểu Việt Nam, học được ít tiếng với chị Anne. Trong các bức h́nh chụp tháng 7 năm 1895, như h́nh chụp chung tu viện trước pḥng giải trí, hay h́nh chụp cạnh nhà giặt, đều có chị Anne bên cạnh Têrêsa. Chị Anne đă rời Lisieux để trở về Sàig̣n ngày 29.7.1895.

 

Khi Ḍng kín Sàig̣n thiết lập Đan-viện Hànội tháng 10.1895 th́ Têrêsa được chỉ định để sang sống trong tu viện của sông Hồng. Các bề trên tưởng rằng phong thổ Hànội hợp cho Chị hơn là thời tiết nóng bức Sàig̣n. Ở chương IX trong truyện Một Tâm Hồn và trong thư gửi cha Roulland, Chị nói nhiều đến Hànội. Chị đă chết trước và như có linh cảm nên Chị đă nói: "Sau khi chết, tôi sẽ đi Hànội". Nhà Kín Hànội ở đường Đào Duy Từ, gần Đền Văn Miếu. Trên lối dẫn vào cung thánh Nguyện đường, có tượng Thánh nữ xinh đẹp, đứng trang nhiêm giữa hoa nến dân chúng đến dâng cúng và cầu nguyện, họ coi Chị như vị Thánh của quê hương. Có hàng chữ lớn, xếp theo h́nh ṿng cung, ghi lại lời Chị Thánh: "Après ma mort, j'irai à Hanoi" (theo sách dẫn, trang 156-157 và 161-164).

 

Tương tự như "Hồn Nhỏ Tiên Phong Têrêsa", Margarita diễn tả trong "Thông Điệp" những ước vọng thật cao đẹp, liên hệ đến cả thế giới, như ngày 18.7.1966: "Cảm thấy sự hiện diện yêu dấu trong tôi":

 

            - Ôi Chúa Giêsu con! Con ước ao yêu mến Chúa tha thiết để đền bù cho những người không yêu mến Chúa! Ước chi tâm hồn con mở rộng đến nỗi chứa đựng được tất cả t́nh yêu của thế giới!

 

            - Tất cả t́nh yêu của thế giới à? Th́ là chính Cha đó con. Mà v́ Cha ở trong con, nên con có tất cả t́nh yêu của thế giới. Và những ai tiếp nhận Cha cũng có được tất cả t́nh yêu của thế giới...

 

Ước vọng là điều quan trọng trước tiên, cũng như muốn xây nhà th́ trước tiên phải vẽ sơ đồ, có ư nghĩ chính xác, chứ không bồng bột theo hứng. Nhưng sau khi có sơ đồ th́ phải thực hiện, nếu không th́ tuy h́nh vẽ đẹp nhưng gia đ́nh vẫn không có nhà để ở.

 

2. Nếp sống Truyền giáo nơi Têrêsa.

Têrêsa viết: "Chính sự cầu nguyện và hy sinh làm nên tất cả sức mạnh của con". Là Bổn Mạng Các Xứ Truyền Giáo v́ khi Chị sống ở một nơi, làm một việc, th́ Chị cầu nguyện và hy sinh cho mọi người, liên kết với cả nhân loại trong quá khứ, hiện tại, cũng như trong tương lai, cho đến tận thế.

 

a.         Têrêsa cầu nguyện không ngừng:

 

            Việc làm đầu tiên để loan truyền giáo điều "Mến Chúa, yêu người" là cầu nguyện. Sự cầu nguyện cần phải "hết ḷng, hết linh hồn, hết trí khôn" (Mt. 22:37).

 

Có nhiều bằng chứng về nếp sống cầu nguyện thâm sâu của Hồn Nhỏ Têrêsa. Nói "nếp sống" chứ không nói "việc cầu nguyện", v́ nếp sống là thói quen liên tục ngày đêm, c̣n việc làm th́ có lúc làm lúc không. Chẳng hạn trong mùa Chay nọ có chị tập sinh nằm mơ thấy một chị bạn muốn vào Ḍng Kín, nên xin phép Têrêsa là Giáo tập để viết thư khích lệ chị bạn này. Qua chỉ thị của Mẹ Bề trên, Têrêsa bảo chị tập sinh rằng cầu nguyện th́ tốt hơn là viết thư. Sau đó chị bạn đă vào Ḍng kín thật. Khi nhớ tới kinh nghiệm này Chị Thánh viết:

 

"Một phép lạ về ơn thánh sủng, phép lạ Chúa làm v́ lời cầu nguyện sốt sáng của một chị nhà Tập! Mạnh mẽ thay lời cầu nguyện!...

 

Cầu nguyện để được nhận lời th́ không cần đọc trong sách kinh này kinh nọ đă soạn sẵn cho một trường hợp đặc biệt. Nếu phải làm như thế mới là cầu nguyện th́ con thật đáng phàn nàn! Trừ sách Nhật Khóa mà con hèn mọn chẳng xứng đáng nhưng được hân hạnh đọc hàng ngày, th́ con không c̣n can đảm để đọc các kinh rất hay, rất sốt sáng trong các sách. Nếu phải đọc th́ con bị nhức đầu ngay v́ có biết bao nhiêu kinh, và kinh nào cũng hay, làm sao đọc hết, chẳng lẽ đọc kinh này hơn kinh nọ! Con đă ở như một trẻ nhỏ không biết chữ, nên cứ đơn sơ thật thà than thở cùng Chúa những điều con ước muốn, bao giờ con cũng được Chúa hiểu thấu t́nh.

 

Với con, cầu nguyện là một cơn ḷng sốt sáng, một liếc mắt nh́n lên trời, một tiếng kêu tri âm, một lời t́nh nghĩa giữa lúc gian nan túng cực cũng như khi b́nh an thư thái. Vả nữa, cầu nguyện là cái ǵ cao thượng, siêu nhiên cởi mở ḷng, phơi giăi linh hồn, trao đi đổi lại tâm t́nh, để được kết hợp cùng Chúa cách chí thiết.

 

Nhiều lúc con thấy ḷng lạnh lẽo khô khan quá, không thể t́m ra một tư tưởng tốt lành nào, lúc ấy con đọc thong thả kinh Lạy Cha hay kinh Kính Mừng. Chỉ hai kinh này là con thích đọc và đầy đủ thần lực để nuôi linh hồn con hàng ngày"

 

(Theo sách Một Tâm Hồn, Kim Thiếu dịch, trg. 240-242).

 

Cầu nguyện mà khô khan nhưng vốn dùng ư chí để cầu nguyện, đó là lúc ḿnh yêu Chúa, c̣n khi cầu nguyện mà sốt sáng th́ đó là lúc Chúa yêu ḿnh. Nếu Hồn Nhỏ Tiên Phong cảm thấy khô khan khi cầu nguyện, th́ các hồn nhỏ li ti khác càng cần dùng ư chí để tiếp tục cầu nguyện khi ḷng khô khan...

 

b.         Truyền giáo bằng những việc li ti anh hùng:

 

            Chí nguyện tông đồ càng dâng lên mạnh mẽ khi Têrêsa được bề trên ban cho một người em chuẩn bị làm linh mục, sau này là cha Bellière, thừa sai ở Phi châu.

 

Có những việc nho nhỏ, bé li ti chỉ được tiết lộ sau khi Chị đă qua đời. Trong bản cứu xét để phong thánh, có ghi lại vài thí dụ như Têrêsa "khi ngồi không dựa lưng, không tréo chân; khi nóng bức không lau mặt lộ liễu gây chú ư; khi giá buốt không xoa tay mặc dầu bàn tay đầy vết nẻ; không đi kḥm lưng; chiều theo ư chị em khi cần đến; ít ra mắt ở pḥng khách; đang đọc sách mà chị em nhờ th́ sẵn sàng giúp đỡ; giữ đức khó nghèo đến độ không có bản sao các thi văn làm ra; tránh ṭ ṃ, không bao giờ nh́n đồng hồ trong giờ nguyện gẫm, không hỏi vô ích trong giờ giải trí chung, v.v. Chị sống như vậy ngày này qua ngày khác (Theo sách của Lm Hồng Phúc., trg. 163).

 

Têrêsa là Bổn Mạng mọi xứ truyền giáo chứ không một xứ, v́ Chị luôn có t́nh yêu lớn lao, ư chí cao độ, và tha thiết yêu thương từng người trong cả nhân loại chứ không chỉ yêu thương người Việt mà hững hờ với người Nùng, người Mèo, hoặc khinh bỉ người Lào, Cao Mên, người da nhôm nhôm, v.v.

 

Có nhiều việc li ti anh hùng mà tác giả say mê nơi Têrêsa nhưng làm khó quá, nên thuộc ḷng để ngưỡng mộ, chẳng hạn lần kia Chị cầm chùm ch́a khóa, bị một chị giằng mất, đem trả Mẹ Bề Trên để tâng công. Bề trên bảo Têrêsa không nên làm phiền người khác. Têrêsa khiêm nhường trả lời rằng "Con sẽ cẩn thận hơn". Bị oan uổng nhưng Têrêsa không đổ lỗi cho người để chạy lỗi cho ḿnh, không nhân cơ hội để tố cáo. Tuy nhiên v́ mang theo yếu đuối của con người, nên sau khi bước ra khỏi pḥng Mẹ Bề Trên th́ Têrêsa ngồi phịch xuống cầu thang, cảm nghiệm con tim đau nhói, sau đó than thở "mỗi cái đau nhói trong tim th́ xin Chúa cứu một linh hồn".

 

Lần khác, Têrêsa dẫn một chị già xuống pḥng ăn, mặc dầu hết sức nương nhẹ nhưng không sao làm vừa ḷng được bà phước già này. Đi chậm th́ bà kêu là bà dẫn Têrêsa chứ không phải Têrêsa dẫn bà, mà đi nhanh th́ bà lại kêu là Têrêsa kéo bà đi xềnh xệch.

 

Lại c̣n "truyện rùng rợn" như khi Têrêsa nhờ chị bạn ghim dùm cái lúp, chị này cắm phập vào da đầu, vậy mà Têrêsa cứ giữ nguyên "măo gai thấm máu".

 

Lần kia giặt giũ chung, có chị làm bắn tung toé bọt xà bông lên mặt và quần áo của Têrêsa. Theo tính tự nhiên th́ dễ nhăn mặt khó chịu, nhưng Têrêsa vui vẻ, trong ḷng tha thiết cầu nguyện cứu rỗi các linh hồn. Chị bạn tưởng như vậy làm cho Têrêsa vui nên lại làm bắn thêm.

 

Tối nọ, bổn phận của một chị khác phải chuẩn bị chiếc đèn dầu kẻo trong nhà tối tăm, nhưng chị này không làm. Têrêsa đă t́m bấc, lấy dầu, lau bóng, chuẩn bị chiếc đèn "hết ḷng, hết linh hồn, hết trí khôn" như chuẩn bị đèn chầu cho chính Chúa Giêsu vậy!

 

Truyện nữa, có chị kia tính nết khó khăn, theo tự nhiên th́ Têrêsa muốn tránh xa, nhưng v́ hy sinh bác ái nên Chị đă thương yêu săn sóc tận t́nh, tới nỗi chị này tưởng ḿnh đặc biệt nhất. Thật ra, mỗi người đều có địa vị đặc biệt như vậy trong t́nh yêu truyền giáo bao la của Têrêsa.

 

Têrêsa đă biến mỗi việc hy sinh thành một tác động yêu thương vô tận, mà sau này Margarita cũng xin với Chúa như vậy. Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu ghi lại cuộc đối thoại ngày 2.7.1972 như sau:

 

            - Ôi! Lạy Chúa, xin Chúa hăy biến đời con thành một động tác yêu thương vô tận.

 

            - Con Cha, con hăy làm nẩy mầm hạt giống t́nh yêu mà hiền thê nhỏ của Cha là Têrêsa Hài Đồng Giêsu đă gieo trong các tâm hồn.

 

Ngày 3.8. 1973, lúc rước lễ, Margarita rất mực áy náy về số phận của X, nên xin Chúa Giêsu soi sáng, lúc đó Chúa trả lời:

 

            - Con hăy hỏi ḿnh, trong trường hợp tương tự, bạn trăm năm nhỏ Têrêsa Lisieux sẽ làm ǵ và con sẽ được giải đáp cho vấn đề. Đâu có sự khiêm tốn và kín đáo, ở đó có t́nh yêu.

 

Như vừa xét qua, Têrêsa là Thánh Bổn Mạng Các Xứ Truyền Giáo v́ hai sự kiện, thứ nhất, Chị ước ao nhiều để biểu lộ yêu mến nhiều. Chị có tâm t́nh cởi mở chân thật với mọi người trong cả nhân loại chứ không hạn hẹp vào một loại người, như người Pháp mà thôi. Chị ước ao sang ở Sàig̣n hay Hànội mà đối với Chị là nơi "đèo heo hút gió, khỉ ho c̣ gáy". Khi ước ao cứu rỗi các linh hồn ở một nơi "rừng thiêng nước độc" như Việt Nam th́ Chị ước ao cứu rỗi các linh hồn từ tạo thiên lập địa cho đến tận thế. Thứ hai, Chị lấy việc làm cụ thể để chứng minh t́nh yêu mênh mông chứ không mơ mộng viển vông, "Không phải những kẻ nói 'Lạy Chúa, lạy Chúa' mà vào Nước Trời, nhưng chỉ có những kẻ làm theo Thánh Ư Cha Ta" (Mt. 7:21).

 

 

II.      TIẾN SĨ TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU

 

 

V

iệc tuyên phong Thánh Têrêsa là Tiến Sỹ Giáo Hội là một biến cố lớn lao v́ xác nhận địa vị giảng dạy của nữ giới trong Hội Thánh đă vậy, mà c̣n công bố rằng Chúa Thánh Thần có thể dùng bất cứ dụng cụ nào để rao giảng Tin Mừng, miễn là dụng cụ này mến Chúa và yêu người "hết ḷng, hết linh hồn, hết trí khôn". Ở đây sơ lược về lịch sử và tiêu chuẩn để là Tiến Sỹ Hội Thánh, sau đó nh́n vào vị Tiến Sỹ độc đáo của Têrêsa trong Giáo Hội.

 

1. Lịch sử và tiêu chuẩn

để là Tiến Sỹ Hội Thánh.

 

 

a.         Sơ lược Lịch sử:

 

            Từ ban đầu, Giáo Hội luôn tôn vinh những "Danh Sư" (Great Master, v́ vậy có bằng "Master"), nhưng do ḷng ngưỡng mộ hồn nhiên của tín hữu nhiều hơn là do những sắp đặt theo hệ thống.

 

Năm 1298, Đức Giáo Hoàng Bonifaciô VIII ra sắc chỉ tôn vinh bốn vị thánh lên hàng Tiến Sỹ Hội Thánh, đó là:

 

- Thánh Ambrosiô (340-397) Giám Mục Milan, viết thâm sâu về thần học, có công phá đổ bè rối Ariô.

 

- Thánh Augutinô (354-430) Giám Mục Bắc Phi châu, viết "Tự Thú" (Confessions) và nhiều luận đề, nhà "đại thần học" của "Tiến Sỹ Ơn Thánh".

 

- Thánh Giêronimô (343-420), dịch Kinh Thánh ra tiếng Latinh, với bản lừng danh "Vulgata".

 

- Thánh Grêgoriô Cả (540-604), Giáo Hoàng, làm vững mạnh ngôi giáo hoàng, cải tổ hàng giáo sỹ và tu sỹ.

 

Năm 1567, Đức Piô V thêm Thánh Tômasô Aquina (1225-1274), ḍng Đa Minh, viết theo hệ thống về triết học, thần học và giáo thuyết Công Giáo, là Bổn Mạng Các Trường Công Giáo và là nhà thần học lừng danh thế giới.

 

Tính đến nay, có tất cả 33 thánh tiến sỹ trong Giáo Hội, mà ba vị sau cùng là ba Nữ Tiến Sỹ. Như vậy, trong gần 2000 năm, Giáo Hội chỉ suy tôn các thánh nam là Tiến Sỹ.

 

Năm 1970, trong hai tuần lễ liên tiếp, Đức Phaolô VI tôn phong hai Thánh Nữ làm Tiến Sỹ, đó là Thánh Têrêsa Avila (1515-1582), người đưa ra đường lối cải cách ḍng Camêlô. Vị thánh đă sống và viết thâm sâu về đời sống thần bí. Vị thứ hai là Thánh Catarina Siena (1347-1380), ḍng Đa Minh, tác giả chiêm niệm, tích cực với Đạo Binh Thánh Giá và nền chính trị tôn giáo đương thời.

 

Năm 1997, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu (1873-1897) làm vị Nữ Tiến Sỹ thứ III trong Giáo Hội. Ngài là người Pháp, nữ tu Ḍng Kín Lisieux, viết Thủ Bản Tự Thuật, mô tả đời sống và "Đường Thơ Ấu" để tiến tới hoàn hảo thiêng liêng.

 

b.         Tiêu chuẩn để là Tiến Sỹ Giáo Hội:

 

            Thế kỷ 18, Đức Bênêđitô XIV đưa ra ba tiêu chuẩn để tôn phong một vị là Tiến Sỹ Hội Thánh.

 

        Thứ nhất là cần trổi vượt về sự thánh thiện (sanctity), nên không có vị nào là tiến sỹ mà không phong thánh trước. Trong khi muốn phong thánh th́ ngoài phép lạ ra, vị Tiến Sỹ Hội Thánh cần có giáo lư tinh tuyền (doctrinal purity). V́ vậy ông Origen, một vị chú giải Thánh Kinh lừng danh từ thế kỷ III, nhưng không được phong thánh v́ ông có nhiều táo bạo trong cách thức suy luận, và v́ không được phong thánh nên ông không thể là tiến sỹ Hội Thánh mặc dầu nhiều vị thần học thường trích dẫn những chú thích Thánh Kinh của ông.

 

        Thứ hai là có sự uyên thâm về thần học v́ Tiến Sỹ Hội Thánh là những vị thuyết giảng lừng danh về tín lư. Vị này không cần là nhà thần học theo nghĩa hẹp, mà cần công thức hóa trong tác phẩm và trong đời sống của ḿnh về giáo thuyết thiêng liêng, giúp phát huy thần học và thiêng liêng qua cách sống đặc biệt, như Thánh Tiến Sỹ Bênađô Clairvaux (1090-1153, tôn phong năm 1830) là vị ẩn tu, trong khi Thánh Tiến Sỹ Antôn Padua (1195-1231, tp. 1946) lại là vị giảng thuyết, v.v. Vậy uyên thâm là có khả năng diễn tả một cách chân thật nhờ bản thân của vị tiến sỹ có kinh nghiệm sâu thẳm với Chúa, và nhờ Chúa Thánh Thần mạc khải cho vị đó. Như vậy, thánh thiện và uyên thâm hỗ trợ cho nhau, liên kết chặt chẽ với nhau.

 

        Thứ ba là chỉ Đức Giáo Hoàng hay Công Đồng Chung với sự chấp thuận của ĐGH, mới có thể công bố một vị thánh là Tiến Sỹ Hội Thánh. Trên thực tế, cả 33 vị Tiến Sỹ Hội Thánh đều do ĐGH công bố, sau khi ngài đă cầu nguyện, bàn hỏi, hay là do thỉnh nguyện đệ kiến lên ngài từ nhiều cộng đoàn trong Giáo Hội.

 

Têrêsa đủ tiêu chuẩn như thế nào, đó là điều bàn tiếp dưới đây.

 

 

2. Vị Tiến Sỹ "Không Học Mà Có Học".

 

 

Không học v́ Thánh Nữ Têrêsa không học đại học, nhưng có học v́ các vị tiến sỹ đại học đang học hỏi về giáo thuyết Têrêsa đưa ra. T́nh Yêu đă giúp Têrêsa rút tỉa được điều mới từ điều cũ, đă khai phá ra một Con Đường Nên Thánh Mới. Thật ra con đường này đă có sẵn trong Phúc Âm, đă vang dội trên khắp vũ trụ từ khi Ngôi Lời Nhập Thể, nhưng ít người chấp nhận đi trên đường đó, v́ vậy đường này tương tự như của báu Chúa Giêsu nói tới: "Nước Trời ví như của báu, chôn vùi trong một thửa ruộng. Người t́m được nó th́ lại đem giấu đi, rồi vui mừng trở về bán tất cả gia nghiệp ḿnh để tậu thửa ruộng ấy" (Mt. 13:44).

 

Khác với các Thánh Tiến Sỹ khác, Têrêsa không học nhiều tại các trường, không nghiên cứu nhiều trong sách vở để tổng hợp cổ kim như Thánh Tiến Sỹ Bonaventura (1217-1274), hay Thánh Tiến Sỹ Albertô Cả (1200-1280). Chị cũng không viết những luận đề sôi bỏng hay là giảng thuyết hùng hồn như Thánh Tiến Sỹ Gioan Kim Khẩu, hay Thánh Tiến Sỹ Alphongsô Liguori (1696-1787). Vậy Chị là Tiến Sỹ Hội Thánh v́ Chị có khả năng diễn tả một cách chân thật nhờ bản thân của vị tiến sỹ có kinh nghiệm sâu thẳm với Chúa và nhờ Chúa Thánh Thần mạc khải cho vị đó, như vừa nói ở trên. Mục đích của Tiến Sỹ Hội Thánh là để ích lợi cho các linh hồn chứ không thêm ǵ trên Thiên Đàng cho vị mà Giáo Hội dưới thế tôn phong là Tiến Sỹ.

 

a.         Thánh Tiến Sỹ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đă diễn             tả chân lư Phúc Âm theo nhu cầu của thời đại             ḿnh:

 

            Chúa dạy: "Nếu các con không trở nên như trẻ nhỏ th́ các con không được vào Nước Trời. Vậy ai ở bé nhỏ như con trẻ này th́ là người lớn nhất trong Nước Trời. Ai đón nhận một trẻ nhỏ như em nhỏ này v́ danh Thày là đón nhận Thày" (Mt. 18: 3-5). Lời Chúa là chân lư, không bao giờ thay đổi, nhưng cách thức áp dụng Lời này vào thực tế hàng ngày th́ thay đổi tùy theo phong tục mỗi nơi và mỗi thời.

 

Vậy vị Tiến Sỹ Hội Thánh là vị biết "diễn tả chân lư Phúc Âm theo nhu cầu của thời đại ḿnh", như Thánh Nữ Têrêsa biết áp dụng Lời Chúa vào hoàn cảnh cụ thể trong Ḍng Kín Lisieux, từ đó giúp mỗi người áp dụng Lời Chúa trong hoàn cảnh cụ thể của ḿnh trên khắp thế giới. Thật ra Lời Chúa về việc "trở nên như trẻ nhỏ" bị quên lăng quá nhiều v́ máu loài người là máu kiêu ngạo, trong khi muốn "trở nên như trẻ nhỏ" th́ phải có "máu khiêm nhường". V́ con người không áp dụng Lời Chúa vào đời ḿnh, nên Lời như cũ đi v́ bị chôn vùi. Nay Têrêsa làm cho Lời như mới lại bằng cách Chị sống theo Lời, rồi viết lại kinh nghiệm ḿnh đă sống để mời gọi mỗi người cũng sống như thế trong hoàn cảnh riêng biệt của nơi và thời ḿnh sống. Nhờ việc làm và chữ viết của Chị mà hàng triệu tâm hồn lại thấy những việc nhỏ bé có giá trị cứu rỗi lớn lao nếu được làm trong ước ao và yêu mến "hết ḷng, hết linh hồn, hết trí khôn".

 

Một trong những điều mới lạ Chị mang lại, là Chúa Thánh Linh đă dùng Chị như gương mẫu cho Bà Margarita sáng lập ra Đạo Binh Hồn Nhỏ trên thế giới. Thánh Tâm Nhân Hậu Chúa đă xác nhận trong Thông Điệp rằng Chị là "Hồn Nhỏ Tiên Phong", trong khi không có số một th́ không có số hai, ba, v.v., không có chúng ta là những hồn nhỏ kế tiếp, nên có thể nói nếu không có Têrêsa th́ không có Đạo Binh Hồn Nhỏ, không có việc chúng ta kỷ niệm 20 năm thành lập Đạo Binh Hồn Nhỏ Việt Nam Hải Ngoại (1978-1998).

 

b.         Giáo thuyết mới mẻ Têrêsa đưa ra liên hệ tới    đoàn sủng về Đường Thơ Ấu Thiêng Liêng:

 

            Đoàn Sủng (Charisms) là đặc ân về một việc riêng biệt cho một người hay một nhóm người, với mục đích phục vụ người khác chứ không chỉ làm ích cho người được đoàn sủng mà thôi. Như vậy, quả thật Têrêsa xứng đáng là Vị "Tiến Sỹ Hoa Nhỏ" v́ Chị làm nổi bật sự thánh thiện bằng cách trở nên như trẻ nhỏ để giúp linh hồn ḿnh và giúp triệu triệu linh hồn khác vào Nước Trời.

 

Thánh Công Đồng Vatican II làm nổi bật các đoàn sủng khác nhau trong Hội Thánh, nhưng ư nghĩa về đoàn sủng đă được Thánh Phaolô tả tỉ mỉ trong Kinh Thánh như sau:

"Tôi không muốn để anh chị em không hiểu về các đặc ân thiêng liêng... Tuy có nhiều đặc ân khác nhau nhưng chỉ có một Chúa Thánh Linh... Ngài ban cho ai th́ người ấy phải dùng để sinh ích chung. Người th́ được Chúa Thánh Linh ban cho lời giảng dạy khôn ngoan, người khác cũng một Chúa Thánh Linh ban cho lời giảng dạy thông minh... Người này đức tin, người kia ơn chữa bệnh tật. Người th́ được làm phép lạ, người th́ nói tiên tri, người th́ biết phân biệt các thần loại, người th́ nói được nhiều thứ tiếng, người th́ phiên dịch được các thứ tiếng ấy" (ICor. 1-10).

 

Đoàn sủng nơi Têrêsa là Chị có tài biến đổi được điều đă cũ, điều nhàm chán trở lại hấp dẫn sáng chói, điều ít người nhắc tới thành ra điều tràn đầy ư nghĩa, từ bị quên lăng biến thành thường xuyên trên cửa miệng như lời nguyện tắt, lời "thiền Kitô giáo", thấm nhập vào tận xương tủy, rồi thể hiện thành việc làm liên tục suốt ngày này qua năm nọ, suốt một đời để đi vào cơi đời đời. Têrêsa là Tiến Sỹ v́ Chị làm nổi bật những việc li ti thành những việc to lớn khi được làm trong t́nh yêu và cho t́nh yêu, làm trong Chúa để cứu các linh hồn. Từ Lời nền tảng "hăy trở nên như trẻ nhỏ", Têrêsa được đoàn sủng để đưa ra "trường phái tu đức" mệnh danh là "Đường Thơ Aáu".

 

III.    HỌC THUYẾT ĐƯỜNG THƠ ẤU

 

 

 

H

ọc thuyết này là đoàn sủng độc đáo của việc Têrêsa viết về t́nh yêu và sống cho t́nh yêu.

 

 

1. Têrêsa viết về t́nh yêu.

 

Nói cho đúng th́ Têrêsa không viết về t́nh yêu như người con viết về cha ḿnh đă chết, tuy thương yêu cha nhưng khi viết th́ không có cha bên cạnh nên không trực tiếp nói với cha. Vậy học thuyết độc đáo nơi Têrêsa là Chị đă tâm sự trực tiếp khi viết, đă "cầu nguyện trong mọi việc" và biến đổi "mọi việc thành cầu nguyện". Khi viết là lúc Chị gặp gỡ, yêu thương. Gọi là Chị yêu th́ đúng hơn là Chị viết, như lời Chị kể lại trong Truyện Một Tâm Hồn:

 

"T́nh Yêu đă cho con ch́a khóa về ơn kêu gọi của con. Con hiểu rằng nếu Hội Thánh là một thân h́nh làm thành do nhiều cơ thể khác nhau th́ cơ thể nào quan trọng nhất, cần thiết nhất, là cơ thể không sao thiếu được.

 

Con hiểu Hội Thánh phải có một trái tim và trái tim ấy phải nồng nàn lửa t́nh yêu. Một ḿnh lửa t́nh yêu ấy làm hoạt động tất cả các cơ quan trong thân thể Hội Thánh. Nếu tắt lửa t́nh yêu th́ tự khắc tắt hết mọi hoạt động trong Giáo Hội, hết tông đồ, hết linh mục, hết Phúc âm, hết tử đạo... Tắt rằng t́nh yêu bao hàm hết mọi phần tử trong Giáo Hội, hết mọi ơn kêu gọi. t́nh yêu là tất cả, ôm ấp mọi đời và mọi nơi v́ t́nh yêu là bất tử, là đời đời... Với sự nhận xét đó, con như điên dại, vui mừng tột đỉnh nên đă kêu lên: "Lạy Chúa Giêsu, T́nh Yêu nhất của đời con, con đường Chúa gọi con đi, con đă t́m và đă thấy, đó là con đường t́nh yêu. Vâng, con đă t́m thấy vị trí của con ở trung tâm Giáo Hội; vị trí ấy, lạy Chúa, chính Chúa đă dắt con lên, đă đặt con vào. Trong trái tim Giáo Hội, người mẹ nhân lành, con sẽ là t́nh yêu, như vậy con sẽ là tất cả, và như vậy mơ ước tha thiết nhất của đời con sẽ thành sự thực cả trăm phần".

 

V́ Đạo Binh Hồn Nhỏ có Chị Thánh là "Hội Viên Tiên Phong". Margarita ghi lại ngày 14.3.1967 về t́nh yêu theo cùng một cảm hứng hay một đoàn sủng như Têrêsa, nghĩa là Margarita nói truyện trực tiếp với Chúa Giêsu chứ không viết về t́nh yêu của Chúa. V́ vậy khi Margarita nghĩ đến Thánh Têrêsa Nhỏ th́ Chúa Giêsu nói với bà để trả lời:

 

"Cũng như Têrêsa, con là con yêu dấu của ḷng Cha nhân hậu. Nếu Têrêsa đă được pḥng ngừa khỏi sự dữ, th́ con được cứu chữa khỏi sự dữ. Và ḷng nhân từ thương xót của Cha đă làm nên mọi sự. Vậy nên con phải yêu mến và nhớ ơn Cha nhiều hơn. Cả hai chúng con đều được t́nh yêu làm cho nên phong phú" (TĐTYNH 14.3.1967).

Là Tiến Sỹ th́ Têrêsa có viết, nhưng cách viết của vị tiến sỹ này thật độc đáo theo nghĩa không trừu tượng mà rất cụ thể, nhờ vậy mỗi người đều thấy phấn khởi v́ ḿnh cũng có thể "không học mà có học" nếu ḿnh cũng cảm nghiệm thực tế như Têrêsa. Thật ra, mới 24 tuổi mà viết được như Têrêsa đă viết, th́ đă là một đoàn sủng đặc biệt rồi, nên Chị đích thực là "tuổi trẻ tài cao", v́ vậy gọi là "Cô Thánh" th́ đúng hơn là "Bà Thánh", nhưng v́ kính trọng nên dùng tiếng "Bà" thay cho tiếng "Cô".

 

 

2. Têrêsa sống cho t́nh yêu.

 

Têrêsa trao tặng t́nh yêu Chúa cho bất cứ ai sống theo cách thức Chị đưa ra. Cách thức này bị ngăn cản lúc điều tra để tôn phong Chị lên hàng hiển thánh, nhưng v́ là việc của Chúa Thánh Linh nên càng gặp khó khăn càng sáng ngời. Chị Céline ghi lại trong sách "Huấn Dụ Và Ghi Niệm" (tr. 36-37) như sau:

 

"Trong cuộc điều tra phong thánh, khi vị Chưởng Tín hỏi tại sao tôi muốn Chị Têrêsa Hài Đồng Giêsu được phong thánh, tôi đă trả lời: "Chỉ v́ một điều duy nhất là truyền bá 'Con Đường Thơ Ấu' của Chị. Chị đă gọi tinh thần sống cũng như cách thức Chị đi lên với Chúa bằng danh từ đó". Vị Chưởng Tín tiếp: "Nếu chị nói về 'Con Đường' th́ cuộc điều tra này tất nhiên phải chấm dứt, v́ cũng đă xẩy ra như vậy đối với nhiều trường hợp tương tự". Tôi trả lời: "Không hề chi, cuộc điều tra về Chị Têrêsa có bị đ́nh chỉ chăng nữa cũng không ngăn cản được con muốn nêu lên điều đă lôi cuốn con: Đó là làm sao để tuyên thánh 'Con Đường Thơ Ấu'". Tôi giữ vững lập trường và cuộc điều tra có vẻ khả quan. Cũng v́ vậy mà tôi sung sướng khi thấy Đức Bênêđitô XV trong bài diễn văn đă ca tụng tinh thần trẻ thơ hơn cả việc tuyên thánh Chị. Điều tôi mong ước đă thành tựu ngày 14-8-1921".

 

Ngoài ra, bản Summarium cũng đă ghi lại câu tôi trả lời về những ơn siêu nhiên:

 

"Những ơn này rất hiếm trong đời sống Nữ t́ Thiên Chúa. Con thích thà Chị không được tuyên thánh c̣n hơn là không diễn tả chân dung Chị như con tưởng... Đời sống của Chị phải đơn sơ để làm mẫu mực cho những "tâm hồn bé nhỏ".

 

Học thuyết Đường Thơ Ấu có thể tóm tắt trong hai đặc tính, đó là sống khiêm nhường và sống phó thác. Quan trọng là sống chứ không chỉ ước ao tuy cần ước ao trước rồi sống sau.

 

        Khiêm nhường là nền tảng của phương pháp tu đức theo Đường Thơ Ấu như Chị Thánh tuyên bố: "Để theo đường này, cần phải khiêm nhường, có tinh thần nghèo khó và đơn sơ" (HDVGN, tr. 37).

 

Nói về khiêm nhường th́ dễ nhưng sống khiêm nhường thật khó, quá khó. Chị Thánh nói với Céline như sau:

 

"Cần nhất phải khiêm nhường tự nội tâm, mà chị không thể khiêm nhường như vậy nếu chị chưa muốn người khác sai khiến chị. Chị chỉ dễ dăi bao lâu mọi việc xuôi chảy, nhưng khi chúng vừa xẩy ra khác ư th́ chị liền sa sầm mặt lại! Đó không phải là nhân đức. Nhân đức là biết khiêm tốn đặt ḿnh dưới tay mọi người, biết vui sướng khi người khác quở trách ḿnh... Khiêm nhường không chỉ tại nghĩ và nói rằng ḿnh đầy khuyết điểm, mà c̣n làm sao thấy sung sướng khi người khác cũng nghĩ và nói rằng ḿnh khuyết điểm như thế.

 

Chúng ta phải rất vui ḷng để đôi khi kẻ khác dèm pha, v́ nếu không ai làm điều đó th́ hỏi ta sẽ ra sao? Không mấy ích lợi cho ta".

 

Trong một dịp lễ cộng đồng, Chị sáng tác để tŕnh diễn một màn "tṛ chơi đạo đức", Chị bị chỉ trích là vở tuồng quá dài và người ta bảo Chị ngưng lại (đó là bài thánh ca "Thiên Thần chốn Hoang địa", trong kịch bản "Trốn qua Ai Cập"). Tôi bắt gặp Chị lau trộm nước mắt phía trong cánh cửa. Rồi tự chủ được xúc động, Chị lại b́nh tĩnh và dịu dàng trong cảnh bị làm mất thể diện như vậy (HDVGN. tr. 18-19).

 

Têrêsa bày tỏ với Céline:

 

"Em thấy h́nh như khiêm nhường là chính chân lư. Em không biết em có khiêm nhường hay không, nhưng em cảm thấy ḿnh nhận ra chân lư trong mọi sự vật".

Céline viết tiếp:

 

"Chị có thói quen tự xếp ḿnh thuộc loại những kẻ yếu đuối, danh từ "những tâm hồn bé nhỏ" cũng do đó mà có (tr. 20).

 

Tôi bắt gặp Chị lau trộm nước mắt phía trong cánh cửa, th́ ra Têrêsa bị đau đớn thật v́ khiêm nhường chứ không chỉ viết để ca tụng khiêm nhường thôi. Vậy mỗi hồn nhỏ đều có thể là tiên phong về khiêm nhường, nếu chúng ta cầu nguyện để cũng b́nh tĩnh và dịu dàng trong cảnh bị làm mất thể diện khi chồng bị vợ la hét, vợ bị chồng cộc cằn, cha mẹ bị con xấc xược, hay khi con bị cha mẹ bồng bột, nóng tính, căi nhau, có khi bỏ nhau, hoặc khi đang tŕnh bày trong buổi họp th́ "bị chỉ trích là nói dài, nói giai, nói dở", và người ta bảo ḿnh ngưng lại.

 

        Phó thác là đoàn sủng nổi bật của Đường Thơ Ấu, như trong cơn bệnh trước khi ĺa trần, ngày kia Têrêsa trông lên trời, lúc đó một chị nói:

 

-           "Chị sắp về nghỉ trên trời nên chị ngắm trời một cách yêu quư lắm!".

 

Chị Thánh chỉ mỉm cười, rồi sau đó thưa Mẹ Agnès de Jésus:

 

"Mẹ à, các chị em không hiểu nỗi cực trong ḷng con. Khi năy nh́n trời xanh, con chỉ nghĩ tới trời xanh đẹp, c̣n Thiên Đàng con thấy thật xa tắp tít... Lời chị em nói làm con áy náy thổn thức... Nhưng sau đó có tiếng ḷng trả lời: "Đúng thế, có yêu Trời th́ mới nh́n Trời chứ! Một khi linh hồn đă phó thác cho t́nh yêu, bất cứ hành động nào dù tầm thường nhỏ mọn, th́ cũng là hành động cho t́nh yêu hết. Được nghe lời ấy, con đă an ḷng ngay".

 

(Một Tâm Hồn, tr. 301, Kim Thiếu dịch).

 

Céline viết rằng Têrêsa "bước theo đường phó thác tới mù quáng và toàn diện, đường Chị gọi là "Đường Bé Nhỏ" hay "Đường Thơ Ấu Thiêng Liêng", nhưng không bao giờ Chị sao lăng việc cộng tác với ơn Chúa. V́ coi đây là việc quan trọng nên trót đời Chị đă thực hiện biết bao việc độ lượng và cao thượng.

 

Cậy trông phó thác là đoàn sủng trong đời sống của Têrêsa thế nào th́ cũng là đoàn sủng trong Thông Điệp như thế. Thánh Tâm Nhân Hậu Chúa nói với Margarita ngày 22.6.1971:

 

"Con hăy tin vào sức mạnh của t́nh yêu Cha. Hăy cậy trông nơi t́nh yêu đó. Thật sự, Thông Điệp là một sự nối dài và đào sâu tác động của Têrêsa nơi các tâm hồn".

 

Mỗi hồn nhỏ đều có thể là nhà truyền giáo và tiến sỹ nếu cũng sống đời hy sinh cầu nguyện theo gương Hồn Nhỏ Tiên Phong Têrêsa. Cũng hàng ngày khiêm nhường "lau trộm nước mắt phía trong cánh cửa. Rồi tự chủ được xúc động, lại b́nh tĩnh và dịu dàng trong cảnh bị làm mất thể diện". Cũng "bước theo đường phó thác tới mù quáng và toàn diện, đường Chị gọi là Đường Bé Nhỏ...nhưng không bao giờ Chị sao lăng việc cộng tác với ơn Chúa".